Ngày 12 tháng 7: Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự – Thầy Giảng (1808-1840)

Chúng ta chỉ biết cuộc sống thày Phê-rô Nguyễn Khắc Tự từ khi làm thầy giảng cho đến khi bị bắt giam, bị tra khảo và cái chết anh hùng minh chứng đức tin qua thu từ của các cha thừa sai và của thày.

Chiếc khăn nhiễu đôi đầu xé làm hai

Thày Phê-rô Nguyễn Khắc Tự sinh năm 1811 ở tỉnh Ninh Bình, làm thày giảng trong địa phận Tây Đàng Ngoài, là một thầy giảng sốt sáng nhiệt thành hăng say trong việc bổn phận, tính tình hiền hoà.

Năm 30 tuổi thày giúp Đức Cha Bô-ri (Cao). Khi Đức Cha Bô-ri bị bắt, thày cũng xin theo Đức Cha. Lính dẫn thày đến trước mặt Đức Cha để hỏi xem thày có phải là thày giảng giúp việc không, Đức Cha Bô-ri tỏ vẻ lo ngại phân vân vì Đức Cha đã trông trước những khổ hình, những hầm rắn rết, không biết thày Tự có đủ can đảm thắng lướt không. Thày Tự trình bày nỗi lòng mình, hứa sẽ cương quyết trung thành đến cùng, thày xin Đức Cha nâng đỡ, khuyến khích, cầu nguyện cho mình, và thày tin tưởng rằng cậy nhờ vào ơn Chúa giúp, thày sẽ thực hiện được lời hứa này. Thấy thế Đức Cha Bô-ri lấy khăn nhiễu Đức Cha đang đội xé ra làm hai đưa một mảnh cho thày Tự và dạy thày giữ lấy như bảo chứng về lời hứa.

Chúng ta hãy nghe lời thày kể: “Sau đó người ta khoác vào cổ tôi chiếc gông rất nặng, giải tôi về Đồng Hới. Đến nơi, tôi phải ra tòa ngay, các quan bắt tôi đạp chân lên Thánh giá, tôi không nghe, quan ra lệnh học tối đánh 20 roi rất đau, rồi cởi trói bắt tôi khoá quá, và vì tôi vẫn cương quyết không chịu, quan dạy lính dẫn
tối về nguồn.

“Sáng hôm sau tối lại phải ra công đường, quan hỏi tôi: “Anh làm đạo trưởng hay đạo đồ, được bao lâu rồi?” Tôi đáp: “Tôi là đạo đồ được bốn năm”.

– Quê quán ở đâu?

– Ở tỉnh Ninh Bình.

– Gặp đạo trưởng ở đâu, phải nói thật?

– Tôi gặp người ở thuyền và từ đó chúng tôi sống chung với nhau.

Quan quát lớn tiếng: “Mày nói không thật. Quân đầu đánh nó 30 roi”.

Một trận mưa rơi đổ xuống, tôi không kêu một lời. Quan truyền nhổ nọc và lại lấy khẩu cung, tối cũng trả lời như rước.

“Quan bảo lính rằng: “Dẫn nó sang chỗ khác để hỏi riêng và dùng áp lực bắt nó khoá quá”.

“Lính đưa tôi đến phòng đã chỉ định, một quan khác tra hỏi tôi. Ông nói với tôi rất nhỏ, còn tôi, trái lại, tôi trả lời to tiếng là tôi không bao giờ khoá quá.

“Quan Án ra lệnh cho quan này rằng: “Bắt nó phải khai tên các làng nó đã đi qua” Rồi quan Án bảo tôi: “Nếu anh khoá quá, khai thành thực ta sẽ cho anh được tự do ngay ở đây và cho trở về quê quán”.

“Không cần phải suy nghĩ tôi trả lời ngay: “Thưa quan lớn, tôi thà chết còn hơn là khoá quá”. Quan lại truyền đánh tới 38 roi, một trận đòn dữ dội, máu chảy lênh láng, rồi lính giải tối về ngục.

“Sáng sớm hôm sau tôi lại phải ra công đường và vì tôi cứ khăng khăng một mực như trước nên quan truyền nọc tối đánh 18 roi, đánh xong quan còn bắt tôi nằm như thế cho đến chiều”.

Hầm rắn rết

“Mười ngày sau quan lại tra khảo tôi và nói đi nói lại với tôi rằng: “Ta ân hận vì đã ở thẳng phép với anh, ta đã kiên nhẫn với anh trong 10 ngày, bây giờ ta muốn tỏ lòng khoan dung với anh, nhưng anh phải khai sự thật, nếu không ta sẽ bó buộc nhốt anh vào hầm rắn rết cho đến chết”. Nghe thế, tôi sợ hãi nhưng tôi vẫn cương quyết từ chối như những lần trước, người ta lại đánh tôi một trận 40 roi máu chảy chan hoà, không còn chỗ nào lành, vì có ơn Chúa và Đức Mẹ giúp sức, tôi mới chịu được trận đòn dữ dội này mà không chết. Ngày hôm sau tôi phải nhốt vào hầm rắn rết, nhưng Chúa thương rắn rết cũng không cắn tôi, chúng chỉ bò xung quanh tôi rồi nằm im tại chỗ, sau đó tôi còn bị đánh 7 roi nữa mới được cởi trói”.

Thầy Phê-rô Tự đã trải qua những cực hình ghê rợn, thày vẫn giữ vững lập trường, dũng cảm xưng đức tin. Sau mỗi lần bị tra tấn trở về, thày được Đức Cha Bô-ri, Cha Điểm, Cha Khoa nâng đỡ, khuyến khích, thày càng thêm mạnh sức. Rồi một hôm Đức Cha và hai cha phải chuyển sang ngục khác, một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn thày khiến thày phải thốt lên lời rằng: “Có lẽ tôi không còn đẹp lòng Chúa nữa, tôi không thể theo chân thày tôi”. Nhưng chỉ mấy giờ sau, thầy lại cảm thấy được an ủi và vui vẻ nói rằng: “Tôi còn phải chịu nhiều đau khổ nữa để xứng đáng được vào Nước Chúa”. Thày cũng thường khuyên các người đến thăm rằng: “Ông bà đừng khóc lóc, phải vâng theo thánh ý Chúa, hãy cầu nguyện chung cho
nhau, hãy giữ vững Đức Tin để sau chúng ta được gặp nhau trên thiên đàng”. Trong tù sau những hàng chấn song sắt, thày cũng không quên việc bổn phận của mình, mỗi ngày thày dành riêng mấy giờ để giải thích những điểm cốt yếu trong giáo lý. Còn thì giờ nào, thày suy ngắm, cầu nguyện để chuẩn bị cho các cuộc chiến đấu sắp
tới, xin Chúa ban thêm sức mạnh đón nhận những thửthách gay go trường kỳ.

Thày cũng được Cha Ngân vào giải tội và cho rước lễ hai lán.

Không gì bằng cái chết trong tình thương

Sau 18 tháng tù, vua mới châu phê án xử Thày Phê-rô Tư và ông An-tôn Nam.
Trên đường từ ngục thất đến pháp trường, Thày Tự lộ vẻ vui mừng hân hoan, Thày nói với cha mẹ và bạn hữu đi theo rằng: “Chết vì danh Chúa Giêsu Kitô thật hãnh diện và tốt đẹp biết bao. Không gì bằng cái chết trong tình thương”. Thày cũng luôn nói đi nói lại lời này rằng: “Đây là công việc của Chúa, loài người không làm được gì”.

Đến pháp trường, trước kia đã xử Đức Cha Bô-ri và hai Cha Khoa và Điểm, Thày Tự xin người ta cho biết nơi Đức Cha khả kính của mình chịu xử, rồi thày đến chỗ ấy quỳ cầu nguyện và xin cho được chịu xử ở chỗ này. Mấy giáo hữu đến vĩnh biệt thày. Lính trói chân tay thày, trong giây thừng vào cổ, hai người lính cầm hai đầu dây kéo đi kéo lại nhiều lần cho đến khi thày tắt thở.

Thầy Phê-rô Nguyễn Khắc Tự được phúc tử đạo ngày 16-7-1870 ở Đồng Hới. Đức Thánh Cha Lê-ô XII phong chân phúc cho thày ngày 27-5-1900, về sau lại được Đức Thánh Cha Gio- an Phao – lô II tôn phong lên bậc hiện thánh ngày 19-6-1988

Trích: “Sách truyện các thánh tử đạo Việt Nam”

Biên soạn: “HY. Giuse Maria Trịnh Văn Căn”