Lịch Phụng Vụ TGP Hà Nội – Tháng Giêng – 2024

   

    Tháng Mười Một (t), Tháng Chạp (đ) – Quý Mão

Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Hồng ân Chúa ban là sự đa dạng và phong phú trong Giáo hội

Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận ra những đặc sủng khác nhau trong các cộng đoàn Ki-tô hữu, và khám phá ra sự phong phú nơi những truyền thống nghi lễ khác nhau trong Giáo hội Công giáo.

Tháng Thánh Gia và Gia Đình

Trong tháng này, các tín hữu hãy sốt sắng tôn kính Thánh Gia và quan tâm đặc biệt đến gia đình mình. Hãy ngắm xem gương lành của Thánh Gia và cố gắng bắt chước.

Để tôn kính Thánh Gia và cầu nguyện cho các gia đình, hãy đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh và kinh Thánh Gia.

01 20 Tr Thứ Hai. Ngày thứ tám trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

THÁNH MA-RI-A, MẸ THIÊN CHÚA, lễ trọng.

Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình (1968).

Đức Ma-ri-a là người đã trải qua những mối lo âu và vất vả của cuộc sống trần gian, những mệt mỏi của công việc nặng nhọc hằng ngày, những gian khổ và thử thách của kiếp nghèo, và những nỗi buồn sầu trên đồi Can-vê; nguyện xin Mẹ đến cứu giúp những nhu cầu của Giáo Hội và của toàn thể nhân loại. Nguyện xin Mẹ lắng tai dịu dàng nghe lời khẩn cầu tha thiết của những người khắp hoàn cầu đang kêu xin Mẹ ban ơn bình an. Xin Mẹ chiếu sáng tâm trí của những người đang lãnh đạo các quốc gia. Và cuối cùng, nguyện xin Mẹ khẩn cầu Thiên Chúa, Đấng làm chủ gió bão, dẹp yên những dông tố trong những con tim gây hấn của con người và ban cho chúng ta hoà bình trong thời đại này. Điều chúng ta đang tìm kiếm là nền hoà bình đích thực dựa trên những nền tảng vững chắc về công lý và tình thương, dựa trên một nền công lý thừa nhận những quyền lợi hợp pháp của những người yếu thế cũng như của những người mạnh thế; dựa trên một tình thương gìn giữ con người khỏi rơi vào sai lầm xuyên qua mối ưu tư thái quá cho những lợi ích riêng của bản thân họ. Vì vậy, quyền lợi của người này có thể được đảm bảo, trong khi quyền lợi của những người khác lại bị lãng quên hoặc bị xúc phạm (Đức Phao-lô VI).

Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21.

02 21 Tr Thứ Ba Mùa Giáng Sinh.

Ca vịnh tuần I.

Thánh Ba-xi-li-ô Cả và Thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội được tấn phong Giám mục (2003). Chúng ta nhớ cầu nguyện cho ngài.

1Ga 2,22-28; Ga 1,19-28.

03 22 Tr Thứ Tư Mùa Giáng Sinh.

(Tr) Kính Danh rất thánh Chúa Giêsu.

Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.

1Ga 2,29–3,6; Ga 1,29-34.

04 23 Tr Thứ Năm Mùa Giáng Sinh.

Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.

1Ga 3,7-10; Ga 1,35-42.

05 24 Tr Thứ Sáu Mùa Giáng Sinh.

Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.

1Ga 3,11-21; Ga 1,43-51.

06 25 Tr Thứ Bảy Mùa Giáng Sinh.

Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.

1Ga 5,5-13; Mc 1,7-11 (hoặc Lc 3,23-38; hoặc Lc 3,23.31-34.36.38)

07 26 Tr CHÚA NHẬT. LỄ HIỂN LINH, lễ trọng.

Trong thánh lễ hôm nay, sau bài Tin mừng, có thể loan báo ngày Lễ Phục Sinh và những ngày lễ chính trong năm (xem trang 52-53).

Xứ Hàm Long, Lý Nhân, Đồng Gianh, Lập Thành, Tử Thanh, Vạn Lương, họ Ro Nha, họ An Bình, và họ Đạo Nguyên chầu Mình Thánh.

Hôm nay tất cả các giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội sẽ quyên góp để giúp đỡ trẻ em nghèo đói trên toàn thế giới theo lời kêu gọi của Chương Trình Tòa Thánh Trợ Giúp Trẻ Em Nghèo (Pontificium Opus a Sancta Infantia). Tất cả các tiền thu được trong các Thánh lễ Chúa Nhật này sẽ được chuyển về Tòa Tổng Giám Mục.

Không cử hành lễ Thánh Rây-mun-đô Pê-nha-pho (Raymond Peñafort). Và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

 Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12.

Cùng nhau học giáo lý

83. Chúa Giêsu là “Con Một Thiên Chúa” theo ý nghĩa nào?

T. Chúa Giêsu là “Con Một Thiên Chúa” theo một ý nghĩa duy nhất và trọn hảo. Vào lúc Người chịu phép rửa và trong cuộc Hiển Dung, tiếng của Chúa Cha cho thấy Chúa Giêsu là “Con yêu dấu” của Ngài. Khi Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Con, chỉ mình Người “biết Chúa Cha” (Mt 11,27), Người khẳng định mối tương quan duy nhất và vĩnh cửu của mình với Thiên Chúa là Cha của Người. “Người là Con duy nhất của Thiên Chúa” (1 Ga 4,9), là Ngôi Hai trong Ba Ngôi. Người là trung tâm của lời rao giảng của các thánh Tông đồ: các Tông đồ đã thấy “vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một” (Ga 1,14).

84. Tước hiệu “Ðức Chúa” có ý nghĩa gì?

T. Trong Thánh Kinh, thường tước hiệu này để chỉ Thiên Chúa tối cao. Chúa Giêsu tự nhận cho mình tước hiệu này và mạc khải quyền tối thượng thần linh của Người qua quyền năng của Người trên thiên nhiên, trên ma quỉ, trên tội lỗi và trên cái chết, và nhất là qua cuộc phục sinh của Người. Những tuyên xưng đầu tiên của các người Kitô hữu công bố quyền năng, danh dự và vinh quang dành cho Thiên Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Giêsu, Ðấng mà Thiên Chúa “đã ban tặng danh hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,9). Người là Ðức Chúa của trần gian và của lịch sử, là Ðấng duy nhất mà mọi người, với sự tự do của mình, phải hoàn toàn tùng phục.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

08 27 Tr Thứ Hai. CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, lễ kính.

 Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

 Is 42,1-4.6-7 (hoặc Cv 10,34-38); Mc 1,7-11.

 Hoặc:

 Is 55,1-11 (hoặc 1Ga 5,1-9); Mc 1,7-11.

Chúa Nhật: Bài Đọc Năm B

Ngày trong tuần: Bài Đọc Năm II (Năm chẵn)

09 28 X Thứ Ba Tuần I Thường Niên.

Ca vịnh tuần I.

1Sm 1,9-20; Mc 1,21-28.

10 29 X Thứ Tư Tuần I Thường Niên.

1Sm 3,1-10.19-20; Mc 1,29-39.

11 01/12 X Thứ Năm Tuần I Thường Niên.

1Sm 4,1-11; Mc 1,40-45.

12 02 X Thứ Sáu Tuần I Thường Niên.

1Sm 8,4-7.10-22a; Mc 2,1-12.

13 03 X Thứ Bảy Tuần I Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ bảy.

(Tr) Thánh Hi-la-ri-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Thánh Đa-minh Phạm Trọng Khảm, quan án (1859); Thánh Giu-se Phạm Trọng Tả, Cai tổng (1859); và Thánh Lu-ca Phạm Trọng Thìn, Cai tổng (1859), Tử đạo.

1Sm 9,1-4.17-19;10,1a; Mc 2,13-17.

14 04 X CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần II.

Xứ Bảo Long, Thượng Thụy, Vụ Bản, Cao Bộ, Thượng Trang, và Thủy Trú chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

1Sm 3,3b-10.19; 1Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42.

Cùng nhau học giáo lý

85. Tại sao Con Thiên Chúa làm người?

T. Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần, vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, có nghĩa là để chúng ta, là những kẻ tội lỗi, được giao hòa với Thiên Chúa, để cho chúng ta biết được tình thương vô bờ bến của Ngài, để trở nên mẫu gương cho chúng ta về sự thánh thiện và để làm cho chúng ta trở thành những người “được thông phần bản tính Thiên Chúa ( 2Pr 1,4).

86. Hai tiếng “Nhập Thể” có nghĩa là gì?

T. Hội Thánh dùng từ “Nhập Thể” để gọi mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong Ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời. Ðể thực hiện công cuộc cứu rỗi chúng ta, Con Thiên Chúa đã hóa thành “xác thể” (Ga 1,14), trở thành con người thật. Ðức tin vào mầu nhiệm Nhập thể là dấu chỉ phân biệt của niềm tin Kitô giáo.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

15 05 X Thứ Hai Tuần II Thường Niên.

1Sm 15,16-23; Mc 2,18-22.

16 06 X Thứ Ba Tuần II Thường Niên.

1Sm 16,1-13; Mc 2,23-28.

17 07 Tr Thứ Tư Tuần II Thường Niên.

Thánh An-tôn, viện phụ, lễ nhớ.

Từ ngày 18 đến ngày 25 là Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu. Trong tuần lễ này, có thể cử hành Thánh lễ cầu cho các Ki-tô hữu được hiệp nhất.

1Sm 17,32-33.37.40-51; Mc 3,1-6.

18 08 X Thứ Năm Tuần II Thường Niên.

1Sm 18,6-9;19,1-7; Mc 3,7-12.

19 09 X Thứ Sáu Tuần II Thường Niên.

1Sm 24,3-21; Mc 3,13-19.

20 10 X Thứ Bảy Tuần II Thường Niên.

(Đ) Thánh Pha-bi-a-nô, Giáo hoàng, Tử đạo.

(Đ) Thánh Xê-bát-ti-a-nô, Tử đạo.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

2Sm 1,1-4.11-12.19.23-27; Mc 3,20-21.

21 11 X CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần III.

Chúa Nhật III trong tháng, ngày truyền giáo của giáo phận.

Xứ Trình Xuyên, Thụy Ứng, Vũ Điện, Bằng Sở, họ Thôn Thượng, và họ Đông Mỹ chầu Mình Thánh.

CHÚA NHẬT LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô thiết lập ngày 30/9/2019).

Cử hành: – Rước sách Tin Mừng một cách trọng thể, khi tới cung thánh, sách Tin Mừng được đặt trang trọng trên bàn thờ;

– Khởi đầu Thánh lễ, xin quý cha nói về việc ĐTC Phan-xi-cô thiết lập Chúa nhật Lời Chúa và trong bài giảng, xin quý cha nói thêm về mối liên hệ giữa Lời Chúa với phụng vụ và với cộng đoàn tín hữu. Hơn nữa, có thể thêm một ý cầu nguyện trong Lời nguyện tín hữu về Lời Chúa.

Không cử hành lễ thánh A-nê, Trinh nữ, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Gn 3,1-5.10; 1Cr 7,29-31; Mc 1,14-20.

Cùng nhau học giáo lý

87. Ðức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật như thế nào?

T. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, không thể tách rời nhau trong sự duy nhất của Ngôi vị Thiên Chúa của Người. Chính Người là Con Thiên Chúa, là Ðấng “được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha”, Người thật sự trở thành con người, trở thành anh em của chúng ta, tuy không ngừng là Thiên Chúa, là Ðức Chúa của chúng ta.

88. Công đồng Chalcedonia (năm 451) dạy gì về vấn đề này?

T. Công đồng Chalcedonia dạy chúng ta phải tuyên xưng: “một Chúa Con duy nhất, là Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Người hoàn hảo trong thần tính, Người cũng hoàn hảo trong nhân tính, thật sự là Thiên Chúa và thật sự là người, có một linh hồn có lý trí và một thân xác, đồng bản thể với Chúa Cha theo thần tính mà cũng đồng bản thể với chúng ta theo nhân tính, “giống chúng ta về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi” (Hr 4,15), sinh bởi Ðức Chúa Cha theo thần tính từ trước muôn đời, và trong những ngày cuối cùng này, vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người được sinh ra theo nhân tính từ Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa.”

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

22 12 X Thứ Hai Tuần III Thường Niên.

(Đ) Thánh Vi-xen-tê, Phó tế, Tử đạo; Thánh Mát-thêu A-lôn-sô Le-xi-ni-a-na Đậu (Matthaeus Alonso Leciniana) (1745); và Thánh Phan-xi-cô Gin đờ Phê-đê-ric Tế (Francois Gil de Federich), Linh mục (1745), Tử đạo.

2Sm 5,1-7.10; Mc 3,22-30.

23 13 X Thứ Ba Tuần III Thường Niên.

2Sm 6,12b-15.17-19; Mc 3,31-35.

24 14 Tr Thứ Tư Tuần III Thường Niên.

Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô (François de Sales), Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội thụ phong linh mục (1988). Chúng ta nhớ cầu nguyện cho ngài.

2Sm 7,4-17; Mc 4,1-20.

25 15 Tr Thứ Năm Tuần III Thường Niên.

LỄ THÁNH PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI, lễ kính.

Cv 22,3-16 (hoặc Cv 9,1-22); Mc 16,15-18.

Có thể cử hành lễ an táng.

26 16 Tr Thứ Sáu Tuần III Thường Niên.

Thánh Ti-mô-thê-ô và Thánh Ti-tô, Giám mục, lễ nhớ.

Lễ nhớ có bài đọc riêng!

2Tm 1,1-8 (hoặc Tt 1,1-5); Lc 10,1-9.

27 17 X Thứ Bảy Tuần III Thường Niên.

 (Tr) Thánh An-ge-la Me-ri-ci, Trinh nữ.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

2Sm 12,1-7a.10-17; Mc 4,35-41.

28 18 X CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần IV.

Xứ Vĩnh Đà, Lảnh Trì, Hà Đông, và Tướng Loát chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ thánh Tô-ma A-qui-nô. Và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Đnl 18,15-20; 1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28.

Cùng nhau học giáo lý

89. Hội Thánh diễn tả mầu nhiệm Nhập thể như thế nào?

T. Hội Thánh diễn tả mầu nhiệm này khi xác quyết rằng Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, với hai bản tính là thần tính và nhân tính, không lẫn lộn, nhưng kết hợp trong Ngôi Lời. Vì thế, trong nhân tính của Chúa Giêsu, tất cả – các phép lạ, đau khổ và cái chết – đều được qui về Ngôi vị thần linh của Người, Ðấng hoạt động qua nhân tính mà Ngôi vị này đảm nhận.

90. Có phải Con Thiên Chúa làm người có một linh hồn với tri thức nhân loại không?

T. Con Thiên Chúa đã đón nhận một thân xác được một linh hồn nhân loại có tri thức làm cho sinh động. Với tri thức nhân loại, Chúa Giêsu đã học hỏi nhiều qua kinh nghiệm. Nhưng cũng với tư cách là con người, Con Thiên Chúa có một sự hiểu biết thâm sâu và trực tiếp về Thiên Chúa, Cha của Người. Người cũng nhìn thấu những tư tưởng thầm kín của con người và hiểu biết đầy đủ các ý định muôn thuở mà Người đến để mạc khải.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

29 19 X Thứ Hai Tuần IV Thường Niên.

Thánh Tô-ma (Ngô Túc) Khuông, Linh mục (1860), Tử đạo.

2Sm 15,13-14.30;16,5-13a; Mc 5,1-20.

30 20 X Thứ Ba Tuần IV Thường Niên.

Thánh Tô-ma (Ngô Túc) Khuông, Linh mục (1860), Tử đạo.

2Sm 18,9-10.14b.24-25a.30–19,3; Mc 5,21-43.

31 21 Tr Thứ Tư Tuần IV Thường Niên.

Thánh Gio-an Bốt-cô (Bosco), Linh mục, lễ nhớ.

2Sm 24,2.9-17; Mc 6,1-6.

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org