Lịch Phụng Vụ Công Giáo TGP Hà Nội – Tháng Năm – 2023

Tháng Ba (t), Tháng Tư (đ) – Quý Mão

Cầu Nguyện theo ý Đức Thánh Cha

Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo Hội

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các phong trào và các nhóm trong Giáo Hội, mỗi ngày có thể tái khám phá sứ mạng loan báo Tin Mừng của họ, biết dùng các đặc sủng riêng để phục vụ cho những nhu cầu của thế giới.    

Tháng Đức Mẹ

Đức Ma-ri-a là Mẹ của Giáo Hội bởi vì chẳng những là mẹ của Đức Giêsu Kitô và cộng tác mật thiết trong chương trình cứu độ, “khi Con Thiên Chúa mặc lấy nhân tính từ Mẹ để qua các mầu nhiệm của xác phàm mà giải thoát loài người khỏi tội” (LG 55) nhưng bởi vì Mẹ “sáng ngời như gương mẫu của các nhân đức cho toàn thể tập đoàn những kẻ được tuyển chọn” (LG 65). Như các bà mẹ trần gian, không giới hạn vai trò hiền mẫu của mình trong việc sinh ra những con người mới, nhưng tiếp tục vai trò đó bằng việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, Đức Trinh nữ Ma-ri-a cũng vậy. Sau khi chia sẻ hy lễ của con mình vì phần rỗi chúng ta, Đức Ma-ri-a đã không chỉ xứng đáng được gọi là mẹ của Gioan, nhưng còn là mẹ của cả nhân loại. Ngày nay ở trên thiên quốc, Mẹ tiếp tục hoàn tất vai trò hiền mẫu của mình, trong sự góp phần vào việc sinh ra và gia tăng đời sống tinh thần trong linh hồn của tất cả những ai được cứu chuộc.

Trong tháng này, để kính Đức Mẹ, các tín hữu sẽ đọc kinh Cầu Đức Mẹ, kinh Lạy Nữ Vương và kinh Hãy Nhớ.

01 12 Tr Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh.

(Tr) Lễ thánh Giuse thợ.

Kỷ Niệm Cung Hiến Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội (01.05.1999).

Lễ Kỷ Niệm Cung Hiến Thánh Đường. Tại nhà thờ Chính Tòa: lễ trọng; tại các nhà thờ khác trong Tổng Giáo Phận Hà Nội: lễ kính

Kinh Tiền tụng: Lễ cung hiến thánh đường. Bài đọc: Lễ cung hiến thánh đường. Chú ý: Hôm nay, trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, chỉ những nhà thờ nào đã được cung hiến với tước hiệu thánh Giu-se thợ, mới được phép cử hành lễ thánh Giu-se thợ.

Thánh Au-gút-ti-nô Đông (Schoeffler), Linh mục (+ 1851), Tử đạo.

Cv 11,1-18; Ga 10,11-18.

Bài đọc lễ Thánh Giuse Thợ:

St 1,26–2,3 (hoặc Cl 3,14-15.17.23-24); Mt 13,54-58

02 13 Tr Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh.

Thánh A-tha-na-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.

Thánh Giu-se Nguyễn Văn Lựu, Trùm họ (+1854), Tử đạo.

Cv 11,19-26; Ga 10,22-30.

03 14 Đ Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh.

Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.

THÁNH PHI-LÍP-PHÊ VÀ THÁNH GIA-CÔ-BÊ TÔNG ĐỒ, lễ kính.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

1Cr 15,1-8; Ga 14,6-14.

04 15 Đ  Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.

Thứ năm đầu tháng. Ngày các Linh mục.

Thánh Gio-an Lu-i Bo-na Hương (Jean Louis Bonnard), Linh mục (1852), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

Cv 13,13-25; Ga 13,16-20.

05 16 Tr Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh.

Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.

Cv 13,26-33; Ga 14,1-6.

06 17 Tr Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh.

Thứ Bảy đầu tháng. Ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.

Cv 13,44-52; Ga 14,7-14.

07 18 Tr CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Ca vịnh tuần I.

Xứ Trung Đồng, Lam Điền, Tràng Duệ, Hòa Trung, Cổ Liêu, và họ Nội Thôn chầu Mình Thánh.

Không không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 6,1-7; 1Pr 2,4-9; Ga 14,1-12.

Cùng nhau học giáo lý

19. Hỏi: Chúng ta phải đọc Thánh Kinh như thế nào?

Thưa: Thánh Kinh phải được đọc và giải thích dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và phải theo sự hướng dẫn của Huấn quyền Hội thánh, theo ba tiêu chuẩn:

(1) phải chú ý đến nội dung và sự duy nhất của toàn bộ Thánh Kinh;

(2) phải đọc Thánh Kinh trong Thánh truyền sống động của Hội thánh;

(3) phải chú ý đến tính tương hợp của đức tin, nghĩa là đến sự liên hệ hài hòa giữa các chân lý đức tin với nhau.

20. Hỏi: Quy điển (Canon) của các Sách Thánh là gì?

Thưa: Quy điển các Sách Thánh là danh mục đầy đủ về các Sách Thánh, mà Tông truyền đã phân định rõ ràng cho Hội thánh. Quy điển này gồm có bốn mươi sáu tác phẩm Cựu Ước và hai mươi bảy tác phẩm Tân Ước.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

08 19 Tr Thứ Hai Tuần V Phục Sinh.  

Cv 14,5-18; Ga 14,21-26.

09 20  Tr Thứ Ba Tuần V Phục Sinh.

Thánh Giuse Ngô Duy Hiển, Linh mục (+1840), Tử đạo.

Cv 14,19-28; Ga 14,27-31a.

10 21 Tr Thứ Tư Tuần V Phục Sinh.

 (Tr) Thánh Gioan Avila, Linh mục, Tiến sĩ Hội thánh.

 Cv 15,1-6; Ga 15,1-8.

11 22 Tr Thứ Năm Tuần V Phục Sinh.

Thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm, Thương gia (+1847), Tử đạo.

Cv 15,7-21; Ga 15,9-11.

12 23  Tr    Thứ Sáu Tuần V Phục Sinh.

 (Đ) Thánh Nê-rê-ô, Thánh A-ki-lê-ô và Thánh Păng-ra-xi-ô, Tử đạo.

 Cv 15,22-31; Ga 15,12-17.

13 24  Tr Thứ Bảy Tuần V Phục Sinh.

 (Tr) Đức Mẹ Fa-ti-ma.

Cv 16,1-10; Ga 15,18-21.

14 25 Tr CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Ca vịnh tuần II.

Xứ Bút Đông (Trác Bút), Phương Trung, Trung Lương, Vĩnh Trụ, họ Tự Khoát, và họ Thanh Quang chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ thánh thánh Mát-Thi-A Tông Đồ, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 8,5-8.14-17; 1Pr 3,15-18; Ga 14,15-21.

Cùng nhau học giáo lý

21. Hỏi: Ðâu là tầm quan trọng của Cựu Ước đối với các người Kitô hữu?

Thưa: Người Kitô hữu tôn kính Cựu Ước như là Lời đích thực của Thiên Chúa. Tất cả các tác phẩm của Cựu Ước được Thiên Chúa linh ứng nên có một giá trị trường tồn. Cựu Ước là bằng chứng cho thấy nghệ thuật giáo dục bằng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Và nhất là, các tác phẩm Cựu Ước được viết ra để chuẩn bị cho việc Ðức Kitô, Ðấng Cứu Ðộ muôn loài, ngự đến.

22. Hỏi: Ðâu là tầm quan trọng của Tân Ước đối với các người Kitô hữu?

Thưa: Trung tâm của Tân Ước là Ðức Giêsu Kitô. Tân Ước dạy chúng ta chân lý dứt khoát được Thiên Chúa mạc khải. Trong Tân Ước, bốn quyển Phúc Âm – Matthêu, Marcô, Luca và Gioan – là những chứng từ chính yếu về đời sống và về lời giảng dạy của Chúa Giêsu; bốn quyển sách này tạo thành trung tâm của tất cả Sách Thánh và có một vị trí độc nhất trong Hội thánh.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

15 26 Tr Thứ Hai Tuần VI Phục Sinh.  

Cv 16,11-15; Ga 15,26–16,4a.

16 27  Tr Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh.

Cv 16,22-34; Ga 16,5-11.

17 28 Tr Thứ Tư Tuần VI Phục Sinh.

Cv 17,15.22–18,1; Ga 16,12-15.

Chiều: Lễ Vọng CHÚA LÊN TRỜI, lễ trọng.

18 29 Tr    Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh.

CHÚA LÊN TRỜI, lễ trọng và buộc.

Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.

Lễ cầu cho giáo dân.

Khởi đầu Tuần chín ngày kính Đức Chúa Thánh Thần. Mỗi ngày sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh; kinh Tin Kính, và kinh Chúa Thánh Thần “Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần, xin xuống sáng thật…”.

+ Hôm nay nhớ ngày Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn qua đời (1990). Chúng ta cầu nguyện cho ngài.

Không cử hành lễ thánh thánh Gioan I, Giáo hoàng, Tử đạo. Và không cử các hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mt 28,16-20.

19 01/4  Tr Thứ Sáu Tuần Tuần VI Phục Sinh.

Cv 18,9-18; Ga 16,20-23a.

20 02 Tr Thứ Bảy Tuần VI Phục Sinh.

(Tr) Thánh Bê-na-đi-nô Xi-ê-na, Linh mục.

Cv 18,23-28; Ga 16,23b-28.

21 03 Tr CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH.

Ca vịnh tuần III.

Chúa Nhật III trong tháng. Ngày truyền giáo của giáo phận.

Xứ Kẻ Sải (Tụy Hiền), Bàng Ba, Long Đầm, và họ Thọ Cách chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ thánh Cơ-rit-tôp-phơ Ma-ga-la-nô, Linh mục và các bạn, Tử đạo. Và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 1,12-14; 1Pr 4,13-16; Ga 17,1-11a.

Cùng nhau học giáo lý

23. Hỏi: Ðâu là sự thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước?

Thưa: Thánh Kinh chỉ là một, vì chỉ có một Lời Chúa duy nhất, một chương trình cứu độ duy nhất của Thiên Chúa và một linh ứng duy nhất của Thiên Chúa cho cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Cựu Ước chuẩn bị cho Tân Ước và Tân Ước hoàn thành Cựu Ước: cả hai soi sáng cho nhau.

24. Hỏi: Thánh Kinh giữ vai trò nào trong đời sống Hội thánh?

Thưa: Thánh Kinh đem lại sự hỗ trợ và sức mạnh cho đời sống Hội thánh. Ðối với con cái Hội thánh, Thánh Kinh là sự củng cố đức tin, là lương thực và nguồn mạch của đời sống tinh thần. Thánh Kinh là linh hồn của các môn thần học và giảng thuyết mục vụ. Thánh Vịnh gọi Thánh Kinh là “đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 118 [119],105). Vì thế, Hội thánh khuyến khích chúng ta thường xuyên đọc Thánh Kinh, vì “không biết Thánh Kinh là không biết Ðức Kitô” (thánh Giêrônimô).

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

22 04 Tr Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh.

(Tr) Thánh Ri-ta thành Ca-xi-a, Nữ tu.

Thánh Mi-ca-e Hồ Đình Hy, Quan thái bộc (+1857) và Thánh Lô-ren-sô Phạm Viết Ngôn, Giáo dân (+1862), Tử đạo.

Cv 19,1-8; Ga 16,29-33.

23 05 Tr Thứ Ba Tuần VII Phục Sinh.

Cv 20,17-27; Ga 17,1-11a.

24 06 Tr Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh.

Cv 20,28-38; Ga 17,11b-19.

25 07 Đ Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh.

Thánh Phêrô Đoàn Văn Vân, Thầy giảng (+1857), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

(Tr) Thánh Bê-đa khả kính, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

(Tr) Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng.

(Tr) Thánh Maria Ma-đa-lê-na Pa-zi, Trinh nữ.

Cv 22,30;23,6-11; Ga 17,20-26.

26 08 Tr Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh.

Thánh Phi-lip Nê-ri, Linh mục, lễ nhớ.

Thánh Gio-an Đoàn Trinh Hoan, Linh mục (+1861); và Thánh Mat-thêu Nguyễn Văn Đắc (Phượng), Trùm họ (+1861), Tử đạo.  

Cv 25,13b-21; Ga 21,15-19.

27 09 Tr Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh.

(Tr) Thánh Au-gút-ti-nô thành Can-tơ-bơ-ri (Canterbury), Giám mục.

Cv 28,16-20.30-31; Ga 21,20-25.

Chiều: (Đ) Lễ Vọng CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, lễ trọng.

 St 11,1-9 (hoặc Xh 19,3-8a.16-20b; hoặc Ed 37,1-14; hoặc Ge 3,1-5); Rm 8,22-27; Ga 7,37-39.

Thời gian thánh 50 ngày của mùa Phục sinh kết thúc với Chúa nhật Hiện Xuống, khi Hội Thánh tưởng nhớ ơn của Chúa Thánh Thần được trao ban cho các Tông Đồ và sự khai sinh của Hội Thánh với khởi đầu sứ vụ cho muôn ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia.

 Thật thích hợp nếu cử hành Lễ Vọng Hiện Xuống với hình thức trọng thể, dùng bài đọc và cầu nguyện trong sách phụng vụ. Khác với lễ Vọng Phục Sinh, Thánh lễ này không mang đậm đặc tính của bí tích Rửa Tội, nhưng mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ, hợp nhau lại trong lời cầu nguyện, đồng tâm nhất trí cùng với Thân Mẫu Chúa.

28 10 Đ CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, lễ trọng.

Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.

Xứ Phú Lương, An Thái, Sở Hạ, Phúc Châu, họ Đồng Lạc, họ An Mông và họ Duyên Hà chầu Mình Thánh.

Thánh Phao-lô Trần Văn Hạnh, Giáo dân (+1859), Tử đạo.

Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23.

Cùng nhau học giáo lý

25. Hỏi: Con người đáp trả như thế nào với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải?

Thưa: Ðược ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ, con người đáp lời Thiên Chúa bằng việc vâng phục đức tin, bao gồm việc tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân lý của Ngài, chân lý được Thiên Chúa bảo đảm vì chính Ngài là Chân Lý.

26. Hỏi: Trong Thánh Kinh, ai là những nhân chứng chính yếu cho việc vâng phục đức tin?

Thưa: Có rất nhiều chứng nhân, nhưng đặc biệt là hai vị:

– Ông Abraham, dù bị thử thách, “vẫn vững tin vào Thiên Chúa” (Rm 4,3) và luôn vâng phục tiếng gọi của Ngài; vì thế ông trở thành “tổ phụ của tất cả những người tin” (Rm 4,11.18);

– Ðức Trinh Nữ Maria, trong suốt cuộc đời đã thể hiện một cách tuyệt vời sự vâng phục đức tin: “Fiat mihi secundum verbum tuum – xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

MÙA THƯỜNG NIÊN

(Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)

“Các tuần lễ trong mùa Thường niên, tuy không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Ki-tô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Ki-tô trong toàn bộ; nhất là trong các ngày Chúa nhật” (AC 43).

Chúa nhật: Bài Đọc Năm A

Ngày trong tuần: Bài Đọc Năm I (Năm lẻ)

29 11 Tr Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên.

Ca vịnh tuần I

Đức Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh, lễ nhớ.

Lễ nhớ có bài đọc riêng!

Không cử hành lễ thánh Phao-lô VI, Giáo hoàng. 

St 3,9-15.20 (hoặc Cv 1,12-14); Ga 19,25-34.

30 12 X Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên.

Hc 35,1-12; Mc 10,28-31.

31 13 Tr Thứ Tư Tuần VIII Thường Niên.

LỄ ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT, lễ kính.

Hôm nay kỷ niệm ngày Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng 2/7/1627, Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, S.J.) lần đầu tiên đến giảng đạo tại thành phố Hà Nội (Kẻ Chợ). Các nhà thờ trong thành phố Hà Nội cử hành lễ trọng.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Xp 3,14-18 (hoặc Rm 12,9-16b); Lc 1,39-56.

  Nguồn: tonggiaophanhanoi.org