Lịch Phụng Vụ Công Giáo TGP Hà Nội – Tháng Hai – 2023

Tháng Giêng (t) – Tháng Hai (đ) – Quý Mão

Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha

Cầu cho các giáo xứ

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các giáo xứ, biết đặt sự hiệp thông làm trung tâm, để ngày càng trở nên những cộng đoàn đức tin, huynh đệ và mở ra đón tiếp những ai thiếu thốn nhất.

01 11 X Thứ Tư Tuần IV Thường Niên.

Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.

Hr 12,4-7.11-15; Mc 6,1-6.

02 12 Tr Thứ Năm Tuần IV Thường Niên.

Thứ năm đầu tháng. Ngày các Linh mục.

DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THỜ, lễ kính.

Hôm nay các tín hữu nghênh đón Chúa đến, tuyên xưng như ông Si-mê-on, người đã nhận ra Đức Kitô là “Ánh sáng chiếu soi dân ngoại.”

Có thể làm phép nến và các tín hữu tiến vào trong nhà thờ với nến sáng trong tay (Xem Sách Lễ Rôma).

Ngày cầu cho đời thánh hiến (1997): Ngày cầu cho đời thánh hiến làm cho chúng ta cảm nhận được giá trị chứng tá của những người thánh hiến cho Chúa, khi thực thi các lời khuyên Phúc Âm. Đồng thời việc cử hành này cũng nên dịp thuận lợi cho những người thánh hiến khẳng định lại việc dấn thân, và làm cho những tâm hồn hiến dâng được trở nên sinh động hơn.

Ml 3,1-4 (hoặc Hr 2,14-18); Lc 2,22-40 (hoặc Lc 2,22-32).

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

03 13 X Thứ Sáu Tuần IV Thường Niên.

Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.

(Đ) Thánh Bơ-la-xi-ô (Blaise), Giám mục, Tử đạo.

(Tr) Thánh An-ga-ri-ô, Giám mục.

Hr 13,1-8; Mc 6,14-29.

04 14 Đ Thứ Bảy Tuần IV Thường Niên.

Thứ Bảy đầu tháng. Ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.

Thánh Gio-an Tê-ô-phan Vê-na Ven (Jean Théophane Vénard), Linh mục (+1861), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

Hr 13,15-17.20-21; Mc 6,30-34.

05 15 X CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

Ca vịnh tuần I.

Xứ Thái Hà, Bình Cách, Cao Đường và họ An Xá chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ thánh A-ga-ta, Trinh nữ, Tử đạo, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Is 58,7-10; 1Cr 2,1-5; Mt 5,13-16.

Cùng nhau học giáo lý

597. Hỏi: Tại sao chúng ta lại kết thúc bằng lời cầu xin “nhưng cứu chúng con cho khỏi sự Dữ”?

Thưa: Sự Dữ muốn ám chỉ một nhân vật là Satan, kẻ đối nghịch với Thiên Chúa, “kẻ chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại” (Kh 12,9). Ðức Kitô đã chiến thắng ma quỷ. Nhưng chúng ta cầu xin cho cả gia đình nhân loại được giải thoát khỏi Satan và mọi việc làm của nó. Chúng ta cũng cầu xin hồng ân quí giá là sự bình an và ân sủng để kiên trì chờ đợi Ðức Kitô lại đến, Ðấng giải thoát chúng ta khỏi sự Dữ cách dứt khoát.

598. Hỏi: Chữ “Amen” cuối cùng có nghĩa là gì?

Thưa: “Sau khi đọc kinh xong, bạn đọc Amen, nhấn mạnh lời Amen, nghĩa là ‘xin Chúa cứ làm cho con như vậy’, chúng ta quyết tâm đón nhận tất cả những điều Chúa dạy trong lời kinh này” (thánh Xyrilô thành Giêrusalem).

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

06 16 Đ Thứ Hai Tuần V Thường Niên.

Thánh Phao-lô Mi-ki và các bạn, Tử đạo tại Nhật Bản, lễ nhớ.

St 1,1-19; Mc 6,53-56.

07 17 X Thứ Ba Tuần V Thường Niên.

St 1,20-2,4a; Mc 7,1-13.

08 18 X Thứ Tư Tuần V Thường Niên.

(Tr) Thánh Giê-rô-ni-mô Ê-mi-li-a-ni.

(Tr) Thánh Gio-sep-phi-na Ba-khi-ta, trinh nữ.

St 2,4b-9.15-17; Mc 7,14-23.

09 19 X Thứ Năm Tuần V Thường Niên.

St 2,18-25; Mc 7,24-30.

10 20 Tr Thứ Sáu Tuần V Thường Niên.

Thánh Cô-lát-ti-ca, Trinh nữ, lễ nhớ.

St 3,1-8; Mc 7,31-37.

11 21 X Thứ Bảy Tuần V Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ Lộ Đức.

St 3,9-24; Mc 8,1-10.

12 22 X CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

Ca vịnh tuần II.

Xứ Đạo Truyền, Tân Hội, Tường Loan, Tràng Châu, họ Mai Lĩnh và họ Vũ Xá chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Hc 15,15-20; 1Cr 2,6-10; Mt 5,17-37 (hoặc Mt 5,20-22a.27-28.33-34a.37).

Cùng nhau học giáo lý

1. Hỏi: Ý định của Thiên Chúa dành cho con người là gì?

Thưa: Thiên Chúa tự bản thể là Ðấng vô cùng hoàn hảo và hạnh phúc. Theo ý định nhân hậu, Ngài đã tự ý tạo dựng con người, để cho họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài. Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa Cha đã cử Con Ngài đến làm Ðấng Cứu Thế chuộc tội cho nhân loại đã sa ngã trong tội lỗi, để kêu gọi họ vào trong Hội thánh Ngài, và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, đón nhận họ làm dưỡng tử, và được thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu của Ngài.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

13 23 X Thứ Hai Tuần VI Thường Niên.

Thánh Phao-lô Lê Văn Lộc, Linh mục (+1859), Tử đạo.

St 4,1-15.25; Mc 8,11-13.

14 24 Tr Thứ Ba Tuần VI Thường Niên.

Thánh Xy-ri-lô, đan sĩ và thánh Mê-tô-đi-ô, Giám mục, lễ nhớ.

St 6,5-8;7,1-5.10; Mc 8,14-21.

15 25 X Thứ Tư Tuần VI Thường Niên.

St 8,6-13.20-22; Mc 8,22-26.

16 26 X Thứ Năm Tuần VI Thường Niên.

St 9,1-13; Mc 8,27-33.

17 27 X Thứ Sáu Tuần VI Thường Niên.

(Tr) Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.

St 11,1-9; Mc 8,34-9,1.

18 28 X Thứ Bảy Tuần VI Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

Hr 11,1-7; Mc 9,2-13.

19 29 X CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN

Ca vịnh tuần III.

Chúa Nhật III trong tháng. Ngày truyền giáo của giáo phận.

Xứ Phú Đa, An Khoái, Vân Đình, Mường Tre và Châu Thủy chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Lv 19,1-2.17-18; 1Cr 3,16-23; Mt 5,38-48.

Cùng nhau học giáo lý

2. Hỏi: Tại sao con người khát khao Thiên Chúa?

Thưa: Khi tạo dựng con người theo hình ảnh mình, chính Thiên Chúa đã khắc ghi vào trong tâm hồn họ sự khát khao nhìn thấy Ngài. Cả khi họ không nhận ra sự khát khao này, Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình, vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm. Vì vậy, tự bản chất và do ơn gọi của mình, con người là một hữu thể tôn giáo, có khả năng bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa. Dây liên hệ mật thiết và sống động này với Thiên Chúa đem lại cho con người phẩm giá căn bản của mình.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

20 01/2 X Thứ Hai Tuần VII Thường Niên.

Hc 1,1-10; Mc 9,14-29.

21 02 X Thứ Ba Tuần VII Thường Niên.

(Tr) Thánh Phê-rô Đa-mi-a-nô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Hc 2,1-13; Mc 9,30-37.

MÙA CHAY

“Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành Lễ Vượt Qua. Phụng vụ mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối” (AC 27).

Hướng dẫn:

1. Về luật giữ chay và kiêng thịt:

Ngày giữ chay và kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1251, dạy “thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, phải giữ chay và kiêng thịt”.

Tuổi giữ chay: Giáo Luật, Điều 1252, dạy “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi, thì phải giữ chay; và Giáo Luật, Điều 97 Khoản 1, quy định: “Ai đã được 18 tuổi tròn mới là thành niên”.

Tuổi kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1252 “buộc những người từ 14 tuổi tròn”.

2. Về các yếu tố phụng vụ trong mùa Chay

Trong mùa Chay, không được bày hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm cho giọng hát mà thôi; trừ Chúa Nhật IV mùa Chay, Lễ trọng, Lễ kính Có thể dùng màu hồng trong ngày Chúa Nhật IV mùa Chay” (CE 41, 252, 300).

3. Cử hành phụng vụ các ngày trong tuần của mùa Chay:

Cấm cử hành Thánh lễ ngoại lịch và Thánh lễ cầu hồn hàng ngày (IM 376).

Chỉ được cử hành Thánh lễ tuỳ nhu cầu, nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 376).

Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:

 a. Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

Giờ Kinh Sách: Sau khi đọc bài các giáo phụ (lấy trong phần riêng về mùa với câu Xướng Đáp), đọc thêm tiểu sử vị thánh nhớ ngày hôm đó, và lời nguyện về vị thánh (để kết thúc).

Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: Sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (xem Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).

 b. Thánh lễ

Cử hành Thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ (collecta) của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a).

Về việc cử hành Thánh lễ tùy nhu cầu cũng như Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, xin xem Bảng chỉ dẫn (Mục VIII trong Những điều cần biết trước) ở đầu lịch (tr.11).

Trong Thánh lễ và Các Giờ kinh phụng vụ, bỏ không đọc “Al-lê-lui-a” mỗi khi gặp.

Trong các lễ trọng và lễ kính, và trong các cử hành riêng biệt, đọc Thánh Thi “Lạy Thiên Chúa – TE DEUM” và Kinh Vinh Danh.

Khi cử hành bí tích Hôn phối, trong Thánh lễ cũng như ngoài Thánh lễ, vẫn đọc lời cầu chúc hôn nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM 11).

Các ngày Chúa Nhật mùa Chay, cấm cử hành Thánh lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

4. Chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận bí tích Khai Tâm Kitô Giáo

Theo truyền thống xa xưa của Giáo Hội, mùa Chay là thời gian chuẩn bị các dự tòng gia nhập Kitô giáo qua những giai đoạn khác nhau. Linh mục sẽ cử hành các nghi thức khảo hạch dự tòng trong các Thánh lễ Chúa Nhật III, IV, V mùa Chay như chỉ định. Trừ những trường hợp khẩn cấp, Giáo Hội mong muốn các dự tòng sẽ được lãnh nhận các bí tích Khai Tâm (Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể) trong đêm Vọng Phục Sinh.

22 03 Tm Thứ Tư. LỄ TRO.

Ca vịnh tuần IV.

Khởi đầu mùa Chay. Làm phép tro và xức tro. Ăn chay và kiêng thịt.

+ Hôm nay nhớ ngày Đức Hồng Y Phao-lô Giuse Phạm Đình Tụng qua đời (2009), chúng ta cầu nguyện cho ngài.

Đọc Kinh Tiền Tụng Mùa Chay IV.

Không cử hành lễ lập tông tòa thánh phê-rô, tông đồ, và không cử hành lễ nào khác, ngoại trừ lễ an táng.

Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18.

Về việc làm phép tro và xức tro:

Tro làm phép hôm nay được đốt từ những lá đã được làm phép trong Lễ Lá năm trước.

Trong Thánh lễ, sau bài Tin Mừng và bài giảng, thì làm phép tro và xức tro. Vì vậy bỏ phần Sám Hối ở phần mở đầu Thánh lễ.

Cũng có thể làm phép tro và xức tro, ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, nếu tiện, thì cử hành Phụng Vụ Lời Chúa (Ca Nhập Lễ, Lời Nguyện, các Bài Đọc với các bài ca… như trong Thánh lễ); tiếp đến là bài giảng, rồi làm phép tro và xức tro. Nghi thức kết thúc bằng Lời Nguyện Tín Hữu.

Tại Việt Nam, Tòa Thánh cho phép chủ tế được dùng những người không có chức thánh giúp xức tro.

23 04 Tm Thứ Năm sau thứ Tư Lễ Tro.

Thánh Pô-li-ca-pô, giám mục, tử đạo.

Đnl 30,15-20; Lc 9,22-25.

24 05 Tm Thứ Sáu sau thứ Tư Lễ Tro.

Is 58,1-9a; Mt 9,14-15.

25 06 Tm Thứ Bảy sau thứ Tư Lễ Tro.

 Is 58,9b-14; Lc 5,27-32.

26 07 Tm CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Ca vịnh tuần I.

Chúa Nhật hôm nay cử hành nghi thức “Ghi Danh” hay “Tuyển Chọn” các dự tòng sẽ lãnh nhận bí tích Khai Tâm Kitô Giáo vào đêm Vọng Phục Sinh sắp tới (Nghi Thức Khai Tâm số 133-135).

Xứ Xuân Bảng, Đồng Sơn, Cát Thuế, Chuôn Trung và họ Cốc Trung chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ nào khác kể cả lễ an táng.

St 2,7-9;3,1-7; Rm 5,12-19 (hoặc Rm 5,12.17-19); Mt 4,1-11.

Cùng nhau học giáo lý

3. Hỏi: Với ánh sáng tự nhiên của lý trí, con người có thể nhận biết Thiên Chúa không?

Thưa: Khởi từ công trình tạo dựng, nghĩa là từ thế giới vật chất và con người, con người có thể chỉ dùng lý trí cũng nhận biết cách chắc chắn có Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ, là sự thiện hảo tuyệt vời, là chân lý và vẻ đẹp vô cùng vô tận.

4. Hỏi: Chỉ với ánh sáng tự nhiên của lý trí, con người có đủ khả năng để nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa hay không?

Thưa: Chỉ với ánh sáng của lý trí, con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận biết Thiên Chúa. Hơn nữa, tự mình, con người không thể nào bước vào mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa. Vì thế, con người cần được Mạc khải của Thiên Chúa soi dẫn, không những về những gì vượt quá sự hiểu biết nhân loại, mà cả về những chân lý tôn giáo và luân lý, tự chúng vốn không vượt quá khả năng của lý trí, để mọi người trong tình trạng hiện thời của nhân loại có thể biết được một cách dễ dàng, chắc chắn và không sai lầm.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

27 08 Tm Thứ Hai Tuần I Mùa Chay.

Thánh Grêgôriô Narek, Viện phụ, Tiến sĩ Hội Thánh.

Lv 19,1-2.11-18; Mt 25,31-46.

28 09 Tm Thứ Ba Tuần I Mùa Chay.

Is 55,10-11; Mt 6,7-15.

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org