Lịch phụng vụ công giáo TGP Hà Nội – tháng 10 – 2022

 

Tháng Chín (t), Tháng Mười (đ) – Nhâm Dần

 

Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha

Ý cầu nguyện: Giáo hội của mọi người.

Chúng ta hãy cầu nguyện, để Giáo hội, khi trung thành và can đảm loan báo Tin Mừng, trở thành nơi liên đới, huynh đệ, cởi mở, và ngày càng hiệp thông hơn.

 

Tháng Mân Côi

Cầu cho chủng viện và chủng sinh

“Mặc dù rõ ràng mang đặc tính Thánh Mẫu, kinh Mân Côi tự bản chất là một kinh nguyện có tâm điểm là Chúa Kitô. Nơi những yếu tố bình dị của mình, kinh Mân Côi chất chứa tất cả những gì sâu xa của toàn thể sứ điệp Phúc Âm, có thể nói: Kinh Mân Côi là một tổng hợp Phúc Âm (Đức Phaolô VI, Tông Huấn Pope Paul VI, Marialis Cultus, số 153). Kinh này còn là tiếng vọng của lời Mẹ Maria cầu nguyện, đó là ca vịnh ngợi khen bất hủ của Mẹ về công cuộc nhập thể cứu chuộc được bắt đầu trong cung lòng trinh nguyên của Mẹ. Với kinh Mân Côi, dân Kitô giáo ngồi học ở ngôi trường của Đức Maria và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp dung nhan Chúa Kitô cũng như cảm nhận được những vực thẳm sâu của tình Người yêu thương. Nhờ kinh Mân Côi các tín hữu lãnh nhận được muôn vàn ân sủng, như thể từ chính bàn tay của Mẹ Chúa Cứu Chuộc ban cho” (Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư Kinh Mân Côi, số 1).

Trong tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, sẽ lần hạt 50, đọc kinh Cầu Đức Bà và kinh Thánh Giuse.

Những ai lần hạt chung (trong nhà thờ, trong nhà nguyện, trong gia đình) thì được hưởng một ơn đại xá; còn trong các trường hợp khác thì được hưởng một ơn tiểu xá. (Enchiridion Indulgentiarum, năm 1999, concessio 17).

Trong tháng Mân Côi, ở những nơi có thói quen chầu Mình Thánh, hãy lần hạt, đọc kinh Cầu Đức Bà và kinh Thánh Giu-se trước khi chầu. Không đặt Mình Thánh để mà lần hạt hay kính Đức Mẹ. (Xem Hướng dẫn về việc đọc kinh kính Đức Mẹ và các thánh khi chầu Thánh Thể, trang 28).

01  06/9  Tr  Thứ Bảy Tuần XXVI Thường niên.

THÁNH TÊ-RÊ-SA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH, QUAN THẦY CÁC XỨ TRUYỀN GIÁOlễ kính. 

Thứ Bảy đầu tháng. Ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng. 

Kinh thần vụ: Thánh Trinh nữ.

Is 66,10-14c; Mt 18,1-5.

02  07  X  CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần III.

Xứ Lưu Xá, Phùng Khoang, Hà Hồi (Kẻ Vồi) Canh Hoạch, Văn Quán, họ Như Thức, họ Tân Phú và họ Đinh Xá chầu Mình Thánh.

  Kb 1,2-3;2,2-4; 2Tm 1,6-8.13-14; Lc 17,5-10.

 (Tr) Hôm nay tùy theo nhu cầu mục vụ có thể cử hành Kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi (HĐGMVN, 4/1991).

Cv 1,12-14; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38.

Không cử hành lễ các Thiên thần hộ thủ. Và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng. 

Lưu ý: Đọc kinh thần vụ Chúa Nhật XXVII.

 

Cùng nhau học giáo lý

 

563. Hỏi: Hội thánh cầu nguyện với Ðức Maria như thế nào?

Hội thánh cầu nguyện với Ðức Maria trước tiên là bằng kinh Kính Mừng Maria, nhờ lời kinh đó Hội thánh van xin sự chuyển cầu của Ðức Trinh Nữ. Còn nhiều kinh khác để dâng lên Ðức Maria, trong đó có chuỗi Mân Côi, các kinh cầu Ðức Bà cũng như các thánh thi và thánh ca theo nhiều truyền thống Kitô giáo khác nhau.

 

564Hỏi: Các thánh là những người dẫn đường cầu nguyện như thế nào?

Thưa: Các thánh là những mẫu gương cho chúng ta về cầu nguyện và chúng ta cũng van xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thế giới nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời chuyển cầu của các ngài là việc các ngài phục vụ một cách cao cả nhất cho kế hoạch của Thiên Chúa. Trong mầu nhiệm các thánh thông công, đã có nhiều đường hướng linh đạo phát sinh suốt dòng lịch sử Hội thánh, để dạy chúng ta cách sống và thực hành việc cầu nguyện.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

 

03  08  X  Thứ Hai Tuần XXVII Thường niên. 

Gl 1,6-12; Lc 10,25-37.

04  09  Tr  Thứ Ba Tuần XXVII Thường Niên. 

Thánh Phan-xi-cô thành At-si-si, lễ nhớ.

Gl 1,13-24; Lc 10,38-42.

05  10  X  Thứ Tư Tuần XXVII Thường Niên.

(Tr) Thánh Maria Faustina Kowalska, Trinh nữ.

Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.

Gl 2,1-2.7-14; Lc 11,1-4.

06  11  X  Thứ Năm Tuần XXVII Thường Niên.

(Tr) Thánh Bơ-ru-nô (Bruno), Linh mục.

Thứ năm đầu tháng. Ngày các Linh mục.

Thánh Phan-xi-cô Trần Văn Trung, Cai đội (+1858), Tử đạo.

Gl 3,1-5; Lc 11,5-13.

07  12  Tr  Thứ Sáu Tuần XXVII Thường Niên.

Đức Mẹ Mân Côi, lễ nhớ. 

Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Chúa Giê-su. 

Cv 1,12-14; Lc 1,26-38.

08  13  X  Thứ Bảy Tuần XXVII Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

Gl 3,22-29; Lc 11,27-28.

09  14  X  CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần IV.

Xứ Chuyên Mỹ, Giang Soi, Quan Hạ, Hà Ngoại, Tiên Hào, Hoàng Hạ, họ Cầu Dần, họ Đình Quán, họ Bói Hạ, và họ La Dụ chầu Mình Thánh. 

Không cử hành: lễ thánh Đi-ô-ni-xi-ô [Dionysius] Giám mục và các bạn Tử đạo; lễ thánh Gio-an Lê-ô-nac-đi, Linh mục ; và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

2V 5,14-17; 2Tm 2,8-13; Lc 17,11-19.

 

 Lưu ý: Xin các cha kêu gọi giáo dân quyên góp cho công cuộc truyền giáo của Hội Thánh vào Chúa nhật tuần sau.

 

Cùng nhau học giáo lý

 

565. Hỏi: Ai có thể dạy chúng ta cầu nguyện?

Gia đình Kitô hữu là nơi đầu tiên để dạy cầu nguyện. Hội thánh đặc biệt khuyến khích các gia đình nên cầu nguyện hằng ngày, vì đó là chứng từ đầu tiên của đời sống cầu nguyện của Hội thánh. Việc huấn giáo, những nhóm cầu nguyện, việc linh hướng tạo thành một trường học và một sự nâng đỡ cho việc cầu nguyện.

 

566Hỏi: Những nơi nào thuận tiện cho việc cầu nguyện?

Thưa: Chúng ta có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào, nhưng việc chọn một nơi thích hợp sẽ giúp ích hơn cho việc cầu nguyện. Nhà thờ là nơi dành riêng cho kinh nguyện Phụng vụ và việc tôn thờ Thánh Thể. Những nơi khác cũng có thể giúp chúng ta cầu nguyện, chẳng hạn “một góc cầu nguyện” trong gia đình, một tu viện, một đền thánh.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

 

10  15  X  Thứ Hai Tuần XXVIII Thường Niên.

Gl 4,22-24.26-27.31-5,1; Lc 11,29-32.

11  16  Đ  Thứ Ba Tuần XXVIII Thường Niên.

Thánh Phê-rô Lê Tuỳ, Linh mục (U1833) Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

(Tr) Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII. 

Gl 5,1-6; Lc 11,37-41.

12  17  X  Thứ Tư Tuần XXVIII Thường Niên.

Gl 5,18-25; Lc 11,42-46.

13  18  X  Thứ Năm Tuần XXVIII Thường Niên.

Ep 1,1-10; Lc 11,47-54.

14  19  X  Thứ Sáu Tuần XXVIII Thường Niên.

(Đ) Thánh Ca-lit-tô I (Callistus I), Giáo hoàng, Tử đạo. 

Ep 1,11-14; Lc 12,1-7.

15  20  Tr  Thứ Bảy Tuần XXVIII Thường Niên.

Thánh Tê-rê-sa Giê-su (thành Avila), Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.

Ep 1,15-23; Lc 12,8-12.

16  21  X  CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần I.

Chúa Nhật Truyền Giáo.

Hôm nay là ngày truyền giáo trong cả Hội Thánh; các giáo hữu hãy tận tâm hợp ý cầu nguyện và dâng việc lành phúc đức, góp phần mở Nước Chúa cứu rỗi linh hồn anh chị em. 

Chúa Nhật III trong tháng. Ngày truyền giáo của giáo phận. 

Xứ Tân Lang, Đồng Cháy, Thiện Mỹ, Mỹ Thượng, Pháp Vân, họ Thiên, họ Phúc Quan, và họ Ninh Lão chầu Mình Thánh.

Thánh Phan-xi-cô I-si-đô-rô Ga-de-lin  Kính (Francois Isidore Gagelin), Linh mục (U1833), Tử đạo.

Có thể cử hành Thánh lễ Cầu Cho Việc Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc (Trong Sách Lễ Rôma).

Không cử hành: lễ thánh Hec-vic (Hedwig), Nữ tu; lễ thánh Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a A-la-côc (Alacoque), Trinh nữ; và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng. 

Xh 17,8-13; 2Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8.

Lưu ý: Hôm nay, tất cả các tiền lạc quyên trong nhà thờ sẽ được chuyển về Tòa Tổng Giám mục để lo việc truyền giáo của Hội Thánh. 

 

Cùng nhau học giáo lý

 

567. Hỏi: Thời gian nào thích hợp nhất cho việc cầu nguyện?

Thưa: Mọi thời điểm đều thích hợp cho việc cầu nguyện. Nhưng Hội thánh đề nghị cho các tín hữu những chu kỳ cố định để nuôi đưỡng việc cầu nguyện liên tục: kinh sáng và kinh chiều, trước và sau khi dùng cơm, Các Giờ kinh Phụng vụ, Thánh lễ ngày Chúa nhật, kinh Mân Côi, các lễ mừng trong năm Phụng vụ.

“Chúng ta phải nhớ đến Chúa, thường hơn là chúng ta hít thở” (thánh Grêgôriô thành Nazianze).

 

568Hỏi: Có mấy hình thức diễn tả đời sống cầu nguyện?

Thưa: Truyền thống Kitô giáo đã lưu giữ ba hình thức chính để diễn tả và sống việc cầu nguyện: khẩu nguyện, suy niệm và cầu nguyện chiêm niệm. Ðặc điểm chung của cả ba hình thức này là tập trung tâm trí.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

 

17  22  Đ  Thứ Hai Tuần XXIX Thường Niên.

Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a, Giám mục, Tử đạo, lễ nhớ.

Thánh Phan-xi-cô I-si-đô-rô Ga-de-lin  Kính (Francois Isidore Gagelin), Linh mục (U1833), Tử đạo.

Ep 2,1-10; Lc 12,13-21.

18  23  Đ  Thứ Ba Tuần XXIX Thường Niên.

THÁNH LU-CA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG, lễ kính.

Có thể cử hành lễ an táng.

2Tm 4,10-17b; Lc 10,1-9.

19  24  X  Thứ Tư Tuần XXIX Thường Niên.

(Đ) Thánh Gioan Bơ-rê-bớp, và Thánh I-xa-ác Gio-gơ, linh mục và các bạn, tử đạo.

(Tr) Thánh Phaolô Thánh giá, linh mục.

Ep 3,2-12; Lc 12,39-48.

20  25  X  Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên.

Ep 3,14-21; Lc 12,49-53.

21  26  X  Thứ Sáu Tuần XXIX Thường Niên.

Ep 4,1-6; Lc 12,54-59.

22  27  X  Thứ Bảy Tuần XXIX Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.  (Tr) Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Ep 4,7-16; Lc 13,1-9.

23  28  X  CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần II.

Xứ Thượng Lâm, Tiêu Hạ, họ Định Quán, họ An Cốc, họ Trại Hương và họ Ninh Mật chầu Mình Thánh.

Thánh Phao-lô Tống Viết Bường, Quan thị vệ (+1833), Tử đạo.

Không cử hành lễ thánh Gio-an thành Ca-pit-tra-nô (Capistrano), Linh mục. Và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Hc 35,12-14.16-18; 2Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14.

 

Cùng nhau học giáo lý

 

569. Hỏi: Khẩu nguyện có đặc tính gì?

Thưa: Khẩu nguyện liên kết thân xác chúng ta với lời cầu nguyện nội tâm. Ngay cả lời cầu nguyện thầm kín nhất cũng phải cần đến khẩu nguyện. Trong mọi trường hợp, khẩu nguyện phải luôn xuất phát từ đức tin của bản thân người cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta một công thức tuyệt hảo của khẩu nguyện, đó là kinh Lạy Cha.

 

570Hỏi: Suy niệm là gì?

Thưa: Suy niệm là suy tư trong cầu nguyện. Việc suy tư này phải bắt đầu từ Lời Chúa trong Thánh Kinh. Suy niệm vận dụng lý trí, trí tưởng tượng, tình cảm, ước muốn, để đào sâu đức tin, hoán cải tâm hồn và củng cố ý chí muốn bước theo Ðức Kitô. Ðây là bước khởi đầu tiến đến việc kết hợp với Chúa trong tình yêu.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

 

24  29  X  Thứ Hai Tuần XXX Thường Niên.

(Tr) Thánh An-tôn Ma-ri-a Cơ-la-ret (Claret), Giám mục. 

Thánh Giu-se Lê Đăng Thị, Cai đội (+1860), Tử đạo.

Ep 4,32-5,8; Lc 13,10-17.

25  01/10  X  Thứ Ba Tuần XXX Thường Niên.

Ep 5,21-33; Lc 13,18-21.

26  02  X  Thứ Tư Tuần XXX Thường Niên.

Ep 6,1-9; Lc 13,22-30.

27  03  X  Thứ Năm Tuần XXX Thường Niên.

Thánh Gioan Đạt, Linh mục (+1798), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

Ep 6,10-20; Lc 13,31-35.

28  04  Đ  Thứ Sáu Tuần XXX Thường Niên.

THÁNH SI-MON VÀ THÁNH GIU-ĐA, TÔNG ĐỒ, lễ kính.

Kinh Tiền Tụng các Thánh Tông đồ.

Có thể cử hành lễ an táng.

Ep 2,19-22; Lc 6,12-19.

29  05  X  Thứ Bảy Tuần XXX Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

Pl 1,18-26; Lc 14,1.7-11.

30  06  X  CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần III.

Xứ Đồng Chiêm, Lại Xá, họ Hoàng Lý, họ Quế Dương Làng và họ Đọ chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Kn 11,22-12,2; 2Tx 1,11-2,2; Lc 19,1-10.

 

Cùng nhau học giáo lý

 

571. Hỏi: Cầu nguyện chiêm niệm là gì?

Thưa: Chiêm niệm là đơn sơ chiêm ngắm Thiên Chúa, trong thinh lặng và trong tình yêu. Ðó là một hồng ân của Thiên Chúa, một khoảnh khắc của đức tin thuần túy trong đó người cầu nguyện tìm kiếm Ðức Kitô, phó thác mình cho ý định yêu thương của Chúa Cha và đặt mình dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Têrêsa Avila định nghĩa chiêm niệm như “một cuộc trao đổi thân tình giữa bạn hữu, một mình bên Ðấng mà chúng ta biết là Ngài yêu thương ta”.

 

572Hỏi: Tại sao cầu nguyện lại là một cuộc chiến đấu?

Thưa: Cầu nguyện là một quà tặng của ân sủng, nhưng trước đó phải có một lời đáp trả dứt khoát từ phía chúng ta. Ai cầu nguyện cũng “phải chiến đấu” chống lại chính bản thân mình, chống lại những gì chung quanh và nhất là chống lại tên cám dỗ, là kẻ làm tất cả để ngăn chận việc cầu nguyện. Cuộc chiến đấu trong cầu nguyện phải gắn liền với sự tấn tới trong đời sống thiêng liêng. Chúng ta cầu nguyện như chúng ta sống, bởi vì chúng ta sống như chúng ta cầu nguyện.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

 

31  07  X  Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên. 

Pl 2,1-4; Lc 14,12-14.

(Tr) Chiều: Lễ Vọng CÁC THÁNH NAM NỮ, lễ trọng.

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org