Lịch phụng vụ công giáo TGP Hà Nội – tháng 5 – 2022

 

Tháng Tư (t), Tháng Năm (đ) – Nhâm Dần

 

Cầu Nguyện theo ý Đức Thánh Cha

Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho đức tin của giới trẻ.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bạn trẻ, họ được mời gọi hướng tới một đời sống viên mãn; xin cho họ nhận ra, Đức Maria là mẫu gương về việc lắng nghe, phân định một cách chín chắn, can đảm trong đức tin và nhiệt thành trong phục vụ.  

Tháng Đức Mẹ

Đức Ma-ri-a là Mẹ của Giáo Hội bởi vì chẳng những là mẹ của Đức Giêsu Kitô và cộng tác mật thiết trong chương trình cứu độ “khi Con Thiên Chúa mặc lấy nhân tính từ Mẹ để qua các mầu nhiệm của xác phàm mà giải thoát loài người khỏi tội” (LG 55) nhưng bởi vì Mẹ “sáng ngời như gương mẫu của các nhân đức cho toàn thể tập đoàn những kẻ được tuyển chọn” (LG 65). Như các bà mẹ trần gian không giới hạn vai trò hiền mẫu của mình trong việc sinh ra những con người mới nhưng tiếp tục vai trò đó bằng việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, Đức Trinh nữ Ma-ri-a cũng vậy. Sau khi chia sẻ hy lễ của con mình vì phần rỗi chúng ta Đức Ma-ri-a đã không chỉ xứng đáng được gọi là mẹ của Gioan nhưng còn là mẹ của cả nhân loại. Ngày nay ở trên thiên quốc, Mẹ tiếp tục hoàn tất vai trò hiền mẫu của mình trong sự góp phần vào việc sinh ra và gia tăng đời sống tinh thần trong linh hồn của tất cả những ai được cứu chuộc.

Trong tháng này, để kính Đức Mẹ các tín hữu sẽ đọc kinh Cầu Đức Mẹ, kinh Lạy Nữ Vương và kinh Hãy Nhớ.

01  01/4  Tr  CHÚA NHẬT III PHỤC SINH.

Ca vịnh tuần III.

  Xứ Trung Đồng, Lam Điền, Tràng Duệ, Hòa Trung, họ Cổ Liêu, và họ Nội Thôn chầu Mình Thánh.

Thánh Au-gút-ti-nô Đông (Schoeffler), Linh mục (+1851), Tử đạo. 

Lễ kỷ niệm cung hiến Nhà thờ Chính tòa Hà nội (01.05.1999) sẽ được cử hành vào ngày 02/5/2022. 

Trong các Thánh lễ Chúa nhật này, xin các cha kêu gọi giáo dân quyên góp giúp chủng viện và việc đào tạo ơn gọi làm linh mục vào Chúa nhật sau.

Không cử hành lễ Lễ thánh Giu-se thợ. Và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 5,27-32.40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19 (hoặc Ga 21,1-14).

Cùng nhau học giáo lý

517. Hỏi: Các công nhân có trách nhiệm gì?

Thưa: Họ phải chu toàn các công việc của mình một cách có lương tâm, thành thạo và nhiệt tình, tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại. Việc sử dụng đình công bất bạo động là hợp pháp về mặt luân lý khi đó là một phương cách cần thiết để đạt được quyền lợi chính đáng, nhưng phải nhắm đến công ích.

518. Hỏi: Làm thế nào thực hiện sự công bằng và tình liên đới giữa các quốc gia?

Thưa: Trên bình diện quốc tế, tất cả các quốc gia và các cơ chế phải hoạt động trong tình liên đới và nguyên tắc hỗ trợ, nhằm mục đích loại bỏ hay ít là giảm thiểu sự khốn cùng, sự bất bình đẳng về tài nguyên và các phương tiện kinh tế, các bất công kinh tế và xã hội, việc bóc lột con người, sự gia tăng mức nợ của các nước nghèo, những chủ thuyết máy móc bất nhân gây chướng ngại cho sự phát triển của các quốc gia chậm tiến.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

02  02  Tr  Thứ Hai Tuần III Phục Sinh.

Lễ kỷ niệm cung hiến Nhà thờ Chính tòa Hà nội. Tại nhà thờ Chính Tòa: lễ trọng; tại các nhà thờ, nhà nguyện khác trong Tổng Giáo Phận Hà Nội: lễ kính

Bài đọc: Lễ cung hiến thánh đường.

Thánh Giu-se Nguyễn Văn Lựu, Trùm họ (+1854), Tử đạo.

Không cử hành lễ thánh A-tha-na-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

03  03  Đ  Thứ Ba Tuần III Phục Sinh.

THÁNH PHI-LÍP-PHÊ VÀ THÁNH GIA-CÔ-BÊ TÔNG ĐỒ, lễ kính.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

1Cr 15,1-8; Ga 14,6-14.

04  04  Đ  Thứ Tư Tuần III Phục Sinh.

Thánh Gio-an Lu-i Bo-na Hương (Jean Louis Bonnard), Linh mục (+1852), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.

Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40.

05  05  Tr  Thứ Năm Tuần III Phục Sinh.

Thứ năm đầu tháng. Ngày các Linh mục.

Cv 8,26-40; Ga 6,44-51.

06  06  Tr  Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh. 

Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.

Cv 9,1-20; Ga 6,52-59.

07  07  Tr  Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh. 

Thứ Bảy đầu tháng. Ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.

Cv 9,31-42; Ga 6,60-69.

08  08  Tr  CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH.

Ca vịnh tuần IV.

Hôm nay Hội Thánh cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi linh mục và tu sỹ. Xin Chúa sai các thợ gặt đến cánh đồng của Chúa, cho nhiều bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa để dấn thân phục vụ mở mang Nước Chúa. Ý chỉ này cần được giải thích trong bài giảng và được bao gồm trong lời nguyện tín hữu.

Xứ Bút Đông (Trác Bút), Phương Trung, Trung Lương, Vĩnh Trụ, họ Tự Khoát và họ Thanh Quang chầu Mình Thánh.

Hôm nay tất cả các giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội sẽ quyên góp để trợ giúp chủng viện và việc đào tạo ơn gọi làm Linh mục. Tất cả các tiền thu được trong các Thánh lễ Chúa nhật này sẽ được chuyển về Tòa Tổng Giám Mục.

Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30.

Cùng nhau học giáo lý

519. Hỏi: Các người Kitô hữu tham gia vào đời sống chính trị và xã hội như thế nào?

Thưa: Các người Kitô hữu giáo dân trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị và xã hội bằng cách làm cho tinh thần Kitô giáo thấm nhập vào các thực tại trần thế, cộng tác với mọi người, như những chứng nhân đích thực của Tin Mừng và là những người kiến tạo hòa bình và công lý.

520. Hỏi: Tình yêu đối với người nghèo dựa trên nền tảng nào?

Thưa: Tình yêu đối với người nghèo dựa trên nền tảng Tin Mừng của các Mối phúc và theo gương của Chúa Giêsu, Ðấng luôn quan tâm đến người nghèo. Chúa Giêsu đã nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tình yêu đối với kẻ nghèo thể hiện qua việc dấn thân chống lại sự nghèo khổ về vật chất và rất nhiều hình thức nghèo đói về văn hoá, luân lý và tôn giáo. Các việc bác ái, tinh thần hay vật chất, và nhiều tổ chức từ thiện đã xuất hiện trải qua bao thế kỷ, là một chứng từ cụ thể về tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, là nét đặc trưng của các môn đệ Chúa Giêsu.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

09  09  Tr  Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh.

Thánh Giuse Ngô Duy Hiển, Linh mục (+1840), Tử đạo.

Cv 11,1-18; Ga 10,1-10.

10  10  Tr  Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh.

(Tr) Thánh Gioan Avila, Linh mục, Tiến sĩ Hội thánh.

Cv 11,19-26; Ga 10,22-30. 

11  11  Tr  Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh. 

Thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm, Thương gia (+1847), Tử đạo.

Cv 12,24-13,5a; Ga 12,44-50.

12   12  Tr   Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.

(Đ) Thánh Nê-rê-ô, Thánh A-ki-lê-ô và Thánh Păng-ra-xi-ô, Tử đạo. 

Cv 13,13-25; Ga 13,16-20.

13  13  Tr  Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh.

(Tr) Đức Mẹ Fa-ti-ma.

Cv 13,26-33; Ga 14,1-6.

14  14  Đ  Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh.

THÁNH MÁT-THI-A TÔNG ĐỒ, lễ kính.

Có thể cử hành lễ an táng.

Cv 1,15-17.20-26; Ga 15,9-17.

15  15  Tr  CHÚA NHẬT V PHỤC SINH.

Ca vịnh tuần I.

Chúa Nhật III trong tháng. Ngày truyền giáo của giáo phận.

Xứ Kẻ Sải (Tụy Hiền), Bàng Ba, họ Đầm, họ Lạt Dương và họ Thọ Cách chầu Mình Thánh. 

Không không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35.

Cùng nhau học giáo lý

521. Hỏi: Con người có bổn phận nào đối với chân lý?

Thưa: Mọi người đều được kêu gọi phải thành thật và trung thực trong hành động cũng như trong lời nói, buộc phải tìm kiếm và gắn bó với chân lý, hướng cuộc đời mình theo các đòi hỏi của chân lý. Trong Ðức Giêsu Kitô, chân lý về Thiên Chúa được tỏ hiện cách trọn vẹn. Người là Chân Lý. Ai bước theo Người, phải sống trong Thánh Thần chân lý và tránh xa lối sống hai mặt, dối trá và giả hình.

522. Hỏi: Người Kitô hữu làm chứng cho chân lý như thế nào?

Thưa: Người Kitô hữu phải làm chứng cho chân lý Tin Mừng trong mọi lãnh vực của hoạt động công khai và riêng tư, dù phải hy sinh mạng sống mình, nếu cần thiết. Tử đạo là chứng từ cao cả nhất cho chân lý đức tin.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

16  16  Tr  Thứ Hai Tuần V Phục Sinh.

Cv 14,5-18; Ga 14,21-26.

17  17   Tr  Thứ Ba Tuần V Phục Sinh.

Cv 14,19-28; Ga 14,27-31a. 

18  18  Tr  Thứ Tư Tuần V Phục Sinh.

(Đ) Thánh Gioan I, Giáo hoàng, Tử đạo.

X Hôm nay nhớ ngày Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn qua đời (1990). Chúng ta cầu nguyện cho Ngài.

Cv 15,1-6; Ga 15,1-8.

19  19  Tr  Thứ Năm Tuần V Phục Sinh.

Cv 15,7-21; Ga 15,9-11.

20  20  Tr  Thứ Sáu Tuần V Phục Sinh.

(Tr) Thánh Bê-na-đi-nô Xi-ê-na, Linh mục.

Cv 15,22-31; Ga 15,12-17.

21  21  Tr  Thứ Bảy Tuần V Phục Sinh.

(Đ) Thánh Cơ-rit-tôp-phơ Ma-ga-la-nô, Linh mục và các bạn, Tử đạo.

Cv 16,1-10; Ga 15,18-21. 

22  22  Tr  CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Ca vịnh tuần II.

Xứ Phú Lương, An Thái và họ Đồng Lạc chầu Mình Thánh. 

Thánh Mi-ca-e Hồ Đình Hy, Quan thái bộc (+1857); và Thánh Lô-ren-xô Phạm Viết Ngôn, Giáo dân (+1862), Tử đạo.

Không cử hành lễ thánh Ri-ta thành Ca-xi-a, Nữ tu. Và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 15,1-2.22-29; Kh 21,10-14.22-23; Ga 14,23-29.

Cùng nhau học giáo lý

523. Hỏi: Ðiều răn thứ tám cấm những gì?

Thưa: Ðiều răn thứ tám cấm:

– Làm chứng dối, thề thốt và dối trá; mức độ nặng nhẹ căn cứ trên sự sai lệch của sự thật, trên những hoàn cảnh, trên những ý hướng của kẻ nói dối và mức độ thiệt hại mà các nạn nhân phải gánh chịu;

– Phán đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống, bôi nhọ, là những tội làm giảm hay phá hoại uy tín và danh dự mà mỗi người có quyền hưởng.

– Nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh, nhất là khi nhằm mục đích phạm tội trọng hay thủ lợi bất chính.

Tất cả tội phạm nghịch với sự thật buộc phải đền bù lại nếu gây tai hại cho kẻ khác.

524. Hỏi: Ðiều răn thứ tám đòi buộc những gì?

Thưa: Ðiều răn thứ tám đòi buộc chúng ta phải tôn trọng sự thật, kèm theo sự tế nhị của đức ái: trong lãnh vực truyền thông và thông tin, phải biết đánh giá lợi ích riêng và lợi ích chung, bảo vệ đời sống riêng tư, tránh gây gương xấu. Phải luôn bảo vệ các bí mật nghề nghiệp, trừ những trường hợp ngoại lệ, và vì những lý do nghiêm trọng và cân xứng. Cũng phải tôn trọng những chuyện tâm sự mà chúng ta đã hứa giữ bí mật.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

23  23  Tr  Thứ Hai Tuần VI Phục Sinh.

Cv 16,11-15; Ga 15,26-16,4a.

24  24  Tr  Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh. 

Cv 16,22-34; Ga 16,5-11.

25  25  Đ  Thứ Tư Tuần VI Phục Sinh. 

Thánh Phêrô Đoàn Văn Vân, Thầy giảng (+1857), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

(Tr) Thánh Bê-đa khả kính, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

(Tr) Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng.

(Tr) Thánh Maria Ma-đa-lê-na Pa-zi, Trinh nữ.

Cv 17,15.22-18,1; Ga 16,12-15.

Chiều: Lễ Vọng CHÚA LÊN TRỜI, lễ trọng.

26  26  Tr    Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh.

CHÚA LÊN TRỜI, lễ trọng và buộc.

Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.

Lễ cầu cho giáo dân.

Khởi đầu Tuần chín ngày kính Đức Chúa Thánh Thần. Mỗi ngày sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh; kinh Tin Kính, và kinh Chúa Thánh Thần “Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần, xin xuống sáng thật…”.

Thánh Gio-an Đoàn Trinh Hoan, Linh mục (U1861); và Thánh Mát-thêu Nguyễn Văn Đắc (Phượng), Trùm họ (U1861), Tử đạo.

Không cử hành lễ thánh Phi-lip Nê-ri, Linh mục. Và không cử các hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng. 

Cv 1,1-11; Ep 1,17-23 (hoặc Hr 9,24-28;10,19-23); Lc 24,46-53.

27  27  Tr  Thứ Sáu Tuần Tuần VI Phục Sinh.

(Tr) Thánh Au-gút-ti-nô thành Can-tơ-bơ-ri (Canterbury), Giám mục. 

Cv 18,9-18; Ga 16,20-23a.

28  28  Tr  Thứ Bảy Tuần VI Phục Sinh.

Thánh Phao-lô Trần Văn Hạnh, Giáo dân (U1859), Tử đạo.

Cv 18,23-28; Ga 16,23b-28.

29  29  Tr  CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH.

Ca vịnh tuần III.

Xứ Sở Hạ, họ An Mông và họ Duyên Hà chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ thánh Phao-lô VI, Giáo hoàng. Và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Cv 7,55-60; Kh 22,12-14.16-17.20; Ga 17,20-26.

Cùng nhau học giáo lý

525. Hỏi: Phải sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội thế nào?

Thưa: Thông tin bằng các phương tiện truyền thông phải phục vụ ích lợi chung; về nội dung, thông tin phải luôn đúng sự thật và trong giới hạn của công lý và bác ái, phải mang tính chất toàn vẹn. Mặt khác, thông tin phải được diễn tả cách chân thật và thích hợp, cẩn thận tuân giữ các luật luân lý, các quyền lợi chính đáng và phẩm giá con người.

526. Hỏi: Ðâu là tương quan giữa chân lý, vẻ đẹp và mỹ thuật thánh?

Thưa: Chân lý tự bản chất là đẹp. Chân lý bao gồm sự huy hoàng của vẻ đẹp tinh thần. Ngoài lời nói, còn có nhiều cách diễn tả chân lý, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật. Chúng là hoa trái của một tài năng được Thiên Chúa trao ban, và cố gắng của con người. Mỹ thuật thánh được xem là chân thật và đẹp đẽ, phải gợi lên và tôn vinh mầu nhiệm Thiên Chúa được mạc khải trong Ðức Kitô, phải dẫn đến tình yêu của Thiên Chúa và thờ lạy Ngài là Ðấng Sáng Tạo và Cứu Ðộ, là Vẻ đẹp tối cao của Chân lý và Tình yêu.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

30  01/5  Tr  Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh.

Cv 19,1-8; Ga 16,29-33.

31  02  Tr  Thứ Ba Tuần VII Phục Sinh. 

LỄ ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT, lễ kính.

Hôm nay kỷ niệm ngày Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng 2/7/1627 Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, S.J.) lần đầu tiên đến giảng đạo tại thành phố Hà Nội (Kẻ Chợ). Các nhà thờ trong thành phố Hà Nội cử hành lễ trọng.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Xp 3,14-18 (hoặc Rm 12,9-16b); Lc 1,39-56. 

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org